B7 Giáo luật - Mục vụ
LỊCH SỬ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO, QUYỂN I (Thượng cổ – Trung cổ)
Tác giả : Vinh sơn Bùi Đức Sinh, O.P.
Phát hành : NS. Máctinô, Hố Nai, 2009
Số trang : 457
Kích cỡ : 14x20cm
Nội dung
Lễ hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô năm 1971
Lm. Vinhsơn Bùi Đức Sinh O.P
Phát hành : NS. Máctinô, Hố Nai, 2009
Số trang : 457
Kích cỡ : 14x20cm
Nội dung
Chương Một : GIÁO HỘI THỜI SỨ ĐỒ (t.k. I)
I. Giáo hội thời nguyên thủy ở Palestina
II. Thánh Phaolô trên đường truyền giáo
III. Thánh Pherô lập Tòa ở Roma và hoạt động của các tông đồ
khác
IV. Một đức tin, một phượng tự, một quyền bính
Chương hai : GIÁO HỘI THỜI TỬ ĐẠO (t.k. I-IV)
I. Đế quốc Roma chống lại Tin Mừng
II. Đế quốc tiếp tục bách hại Giáo hội
III. Cờ Thánh giá trên đế quốc Roma
Chương Ba: GIÁO HỘI ĐỐI PHÓ VỚI CÁC GIÁO PHÁI (t.k. II-VI)
I. Những giáo phái thế kỷ II-IV
II. Giáo phái Arius và đại công đồng Nicea
III. Những lạc thuyết về Ngôi Hai Nhập Thể
Chương Bốn: CÁC THÁNH GIÁO PHỤ VÀ VĂN SĨ CÔNG GIÁO (t.k.
II-VIII)
I. Các nhà hộ giáo và minh giáo
II. Các thánh giáo phụ Hy Lạp
III. Các thánh giáo phụ Latinh
IV. Các thánh Giáo phụ thời suy mạt
Chương Năm: GIÁO HỘI CẢM HÓA MAN DÂN (t.k. V-VII)
I. Man dân xâm lăng đế quốc Tây phương
II. Thái độ của Giáo hội đối với Man dân
III. Công cuộc cảm hóa Man dân
Chương Sáu : SỰ NGHIỆP CÁC DÒNG TU THỜI TRUNG CỔ (t.k.
VII-XII)
I. Bậc tu hành thời Thượng cổ
II. Công cuộc truyền giáo của các dòng tu
III. Hoạt động trần gian của các đan viện
IV. Những cải cách và tiến triển của các dòng tu
Chương 7: CỘNG TÁC ĐẠO ĐỜI GIỮA THẦN QUYỀN VÀ THẾ QUYỀN (tk
8-13)
I. Giáo hội và nhà Carolingien
II. Giáo hội và chế độ Phong kiến
III. Giáo hội và Giáo hoàng tiến tới độc lập
Chương 8 : HỒI GIÁO, LY GIÁO ĐÔNG PHƯƠNG, BINH THÁNH GIÁ (tk
7-13)
I. Kitô giáo với Hồi giáo
II. Giáo hội Công giáo Đông phương
III. Giáo hội thời binh Thánh giá
Chương 9 : GIÁO HỘI THỜI HOÀNG KIM VĂN MINH TRUNG CỔ (t.k.
XII-XIII)
I. Tổ chức Giáo quyền
II. Các dòng tu
III. Phụng vụ, nghệ thuật, văn hóa
Chương 10 : GIÁO HỘI THỜI CHUYỂN MÌNH CỦA THẾ GIỚI TRUNG CỔ
(t.k. 14-15)
I. Giáo hội Tây phương thời khủng hoảng
II. Khoa học thánh và Văn nghệ Phục hưng
III. Giáo hội hạ bán thế kỷ XV
Lời Tựa
Lời Tựa
Tác phẩm chúng tôi hân hạnh giới thiệu cùng quí vị đây, dành cho tất cả những ai muốn có một cái nhìn tổng quát về Lịch sử Giáo hội Công giáo và sự triển nở thiêng liêng của nó, qua các thời đại từ nguyên thủy đến nay.
Đây là bộ sách dành cho tất cả quý vị yêu thích lịch sử, muốn theo dõi những biến chuyển lớn để thêm hiểu biết vận mạng, cũng như trào lưu tư tưởng về tín lý, thần bí và luân lý của Giáo hội Công giáo.
Chúng tôi không có tham vọng, qua bộ sách này, sẽ tường thuật hết mọi biến cố, cũng không dám can thiệp vào những vấn đề còn được bàn cãi. Bộ Lịch sử này, xét về phương diện khoa học, không thể đòi xếp hạng với những bộ sách gồm cả chục quyển to lớn, bàn đến mọi chi tiết về quá khứ của Giáo hội. Vì thế, chúng tôi muốn giữ tính cách đơn giản khi tường thuật để được dễ hiểu. Chúng tôi bỏ qua những nhân vật nổi danh thật sự. Trong khi tường thuật, chúng tôi nhận biết thế nào cũng có nhiều khuyết điểm và thiếu sót, mà chúng tôi hy vọng được quí độc giả phủ chính và tha thứ.
Mục tiêu của tác phẩm này không phải là can dự vào sự rắc rối của những vụ tranh luận về tín lý, những cuộc tranh chấp ngôi vị cá nhân hay đoàn thể, đến độ làm như Lịch sử Giáo hội chỉ là một cuốn sách kể truyện “chiến tranh tự vệ” liên miên và vô vị, chống trả các phe phái hay lạc giáo. Chúng tôi muốn có một quan niệm cao hơn về sứ mạng của Giáo hội. Trước hết, chúng tôi đưa ra ánh sáng cái tiềm lực đã và còn làm cho Giáo hội sống động và uyển chuyển qua các thời đại. Chúng tôi sẽ trưng ra những ảnh hưởng của Giáo hội đối với Châu Âu và Thế giới.
Chúng tôi không thể bỏ qua phần sự nghiệp của nhiều Dân tộc Công giáo trong Lịch sử này. Không phải để ca tụng hay đả kích tính tự ái Dân tộc, nhưng để nêu rõ mỗi quốc gia đã có và còn có thể có sứ mạng phải thi hành; và chính lúc chịu mở cửa đón nhận Kitô giáo là lúc các quốc gia dù lớn dù nhỏ, đặc biệt các quốc gia Tây phương, được dịp may mắn nhất để ý thức về khả năng cũng như phận sự của họ. Khi đề ra cho họ một lý tưởng, tức là Giáo hội đã dành cho họ phương tiện để phát triển và thăng tiến. Chính ở điểm đó, Giáo hội Công giáo đã góp nhiều công vào việc xây dựng văn minh thế giới.
Chúng tôi luôn luôn cố gắng nói sự thật, dù là sự thật phũ phàng. Lịch sử Giáo hội nguyên nó đã làm phong phú đủ, để khỏi cần phải dùng đến những lời lẽ tô điểm làm lệch lạc chân lý. Trong mọi trường hợp, chúng tôi phải trung thực, vì đó là đặc tính quí báu nhất của các nhà hộ giáo. Song điều đó không có nghĩa là chúng tôi phải gò bó trong khi hành văn, hoặc không được phát biểu ý kiến riêng. Đứng trước một sự nghiệp vĩ đại, cao cả của Giáo hội, đứng trước những bậc thánh, những anh hùng hào kiệt, chúng tôi có quyền biểu lộ sự thán phục. Không ai cấm chúng tôi chú tâm vào tính chất thực tại hoặc vĩnh cửu của một số vấn đề, giá trị bất biến của những tấm gương sáng chói.
Quan niệm như thế, chúng tôi hy vọng sẽ làm hài lòng quí độc giả Công giáo. Đối với quí độc giả không Công giáo, chúng tôi xin quí vị đừng quá hoài nghi trước bộ mặt thật của Đạo Công giáo. Sau hết, chúng tôi ước mong được tất cả quí vị ban những lời chỉ giáo hầu giúp chúng tôi bổ túc mỗi lần tái bản.
Lễ hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô năm 1971
Lm. Vinhsơn Bùi Đức Sinh O.P
Đăng nhận xét
0 Nhận xét