Ơn Linh Hứng và Chân Lý của Sách Thánh. Lời xuất phát từ Thiên Chúa và nói về Thiên Chúa để cứu độ thế giới

 

Thông tin tác phẩm
Nguyên tác :  The Inspiration and Truth of Sacred Scripture. 
The Word that comes from God and speaks of God for the salvation of the world.
Dịch giả : Thomas Esposito, Ocist. và Stephen Gregg, Ocist.
Duyệt lại : Fearghus O'Fearghail 
Chuyển ngữ : Nguyễn Tất Trung, O.P
Kích cỡ : 14.5x20.5cm
Số trang : 369
Hiệu đính : Giuse Phan Tấn Thành, O.P 
Phát hành : 2020 - Tái bản: 2023



***

    GIỚI THIỆU

văn kiện “Ơn Linh Hứng và Chân Lý của Sách Thánh”

của Ủy Ban Giáo Hoàng Kinh Thánh

 

         Người tín hữu Công giáo xác tín rằng Kinh Thánh là Lời của Thiên Chúa, vì được viết ra do sự linh hứng của Chúa Thánh Thần[1]; vì là Lời của Thiên Chúa cho nên Kinh Thánh không thể sai lầm[2].

       Tuy nhiên, cũng có lúc người tín hữu thấy nảy lên trong đầu óc mình nhiều câu hỏi: Linh hứng có nghĩa là gì? Làm thế nào khẳng định rằng Kinh Thánh không thể sai lầm, đang khi trên thực tế, không ít điều trong Kinh Thánh trái ngược với những khám phá khoa học (thí dụ như liên quan đến sự sáng tạo vũ trụ)?

         Các câu hỏi này thường được trả lời trong các lớp Nhập môn Kinh Thánh tổng quát, nhưng xem ra vẫn chưa thỏa đáng. Trong khung cảnh ấy, theo lời yêu cầu của Thượng hội đồng giám mục họp năm 2008 bàn về Lời Chúa trong Hội Thánh, Đức thánh cha Bênêđictô XVI đã yêu cầu Ủy Ban Giáo Hoàng Kinh Thánh đào sâu vấn đề[3]. Sau một thời gian nghiên cứu, Ủy Ban đã đệ trình kết quả lên Hồng y Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, và sau khi được phê chuẩn, văn kiện được phát hành ngày 22 tháng 02 năm 2014. Văn kiện này khá dài (được nhà in Vaticanô xuất bản thành một tập sách 254 trang), gồm ba phần chính: hai phần đầu dành cho việc nghiên cứu đề tài “Linh Hứng” và “Chân Lý”; phần thứ ba giải thích vài đoạn văn trong Kinh Thánh gây ra khó khăn liên quan đến hai đề tài vừa nói[4].

       Trong bài giới thiệu này, chúng tôi chỉ muốn nêu lên vài hướng tiếp cận mới của văn kiện liên quan đến hai phần đầu. Thực vậy, trải qua lịch sử, đã có nhiều quan điểm khác nhau về “linh hứng” và “chân lý”. Chúng ta hãy ôn lại những cách đặt vấn đề trong những thế kỷ gần đây để dễ thấy sự mới mẻ của văn kiện. Nên lưu ý là ngay trong những lời tựa, hồng y Gerhard Müller đã tuyên bố rằng đây không phải là một văn kiện huấn quyền, nhưng chỉ trình bày kết quả của những cuộc nghiên cứu của các thành viên, và dĩ nhiên, sẵn sàng đón nhận những phê bình. Để rõ ràng, chúng tôi xin tách thành hai mục riêng biệt: linh hứng và chân lý...



[1] X. Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, số 105, trích dẫn Hiến chế Dei Verbum, số 11.

[2] X. Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, số 107, trích dẫn Hiến chế Dei Verbum, số 11.

[3] X. Đgh Bênêđictô XVI, Tông huấn hậu Thượng hội đồng Verbum Domini, số 19.

[4] Chẳng hạn như: Những vấn nạn liên quan đến lịch sử (chu kỳ Ápraham, Vượt qua Biển Đỏ, sách Tôbia và Giôna, Tin mừng thơ ấu, các trình thuật phép lạ và sự phục sinh), những vấn nạn liên quan đến luân lý và xã hội (bạo lực, luật tru diệt, vị trí của người phụ nữ).


NỘI DUNG

Lời nói đầu

DẪN NHẬP TỔNG QUÁT

1.Phụng vụ Lời và khung cảnh Tạ Ơn

2.Bối cảnh để nghiên cứu ơn linh hứng và chân lý của Kinh

3.Ba phần của văn kiện này

PHẦN THỨ NHẤT

CHỨNG TỪ CỦA CÁC VĂN PHẨM KINH THÁNH LIÊN QUAN ĐẾN
NGUỒN GỐC CỦA CÁC VĂN PHẨM NÀY: XUẤT XỨ TỪ THIÊN CHÚA

1.Dẫn nhập

1.1. Mặc khải và Linh hứng trong Dei Verbumvà trong Verbum Domini

1.2. Các văn phẩm Kinh Thánh và xuất xứ thần linh của các văn phẩm ấy

1.3. Các văn phẩm của Tân Ước và tương quan của các văn phẩm ấy với Đức Giêsu

1.4. Các tiêu chuẩn để trình bày mối tương quan với Thiên Chúa trong các văn phẩm Tân Ước

2. Chứng từ của các bản văn chọn trong Cựu Ước

2.1. Ngũ Thư

2.2. Các sách Ngôn sứ và các sách Lịch sử

2.3. Các Thánh vịnh

2.4. Sách của Sirac

2.5. Kết luận

3. Chứng từ của các bản văn chọn trong Tân Ước

3.1. Bốn sách Tin Mừng

3.2. Các sách Tin Mừng nhất lãm

3.3. Sách Tin Mừng của Gioan

3.4. Sách Công vụ Tông Đồ

3.5. Các thư của thánh Tông Đồ Phaolô

3.6. Thư gửi tín hữu Hípri

3.7. Sách Khải huyền

4. Kết luận

4.1. Cái nhìn tổng quát về mối tương quan “Thiên Chúa – tác giả con người”

4.2. Các truyền thống của Tân Ước xác nhận ơn linh hứng của Cựu Ước và đem lại cho Cựu Ước cách giải thích theo nghĩa Kitô học

4.3. Tiến trình thành hình văn chương của các Sách Thánh và ơn linh hứng

4.4. Tiến tới một Thư Quy của hai Giao Ước

4.5. Việc đón nhận các sách Kinh Thánh và sự thành hình Thư Quy

PHẦN THỨ HAI

CHỨNG TỪ CỦA CÁC VĂN PHẨM KINH THÁNH LIÊN QUAN ĐẾN
CHÂN LÝ CỦA CÁC VĂN PHẨM NÀY

1. Dẫn nhập

1.1. Chân lý của Kinh Thánh theo Dei Verbum  

1.2. Tâm điểm nghiên cứu của chúng ta về chân lý Kinh Thánh

2. Chứng từ của các bản văn chọn trong Cựu Ước

2.1. Các trình thuật Sáng tạo (St 1 – 2)

2.2. Mười Điều Răn (Xh 20,2-17 và Đnl 5,6-21)

2.3. Các sách Lịch sử

2.4. Các sách Ngôn sứ

2.5. Các Thánh vịnh

2.6. Sách Diễm ca

2.7. Các sách Khôn ngoan

2.8. Kết luận

3. Chứng từ của các bản văn chọn trong Tân Ước

3.1. Các sách Tin Mừng

3.2. Các sách Tin Mừng nhất lãm  

3.3. Sách Tin Mừng của Gioan

3.4. Các thư của thánh Tông Đồ Phaolô

3.5. Sách Khải huyền 241

4. Kết luận

4.1. Những phát biểu văn chương và thần học của Cựu Ước

4.2. Những phát biểu thần học của Tân Ước

4.3. Nhu cầu và các thể thức để tiếp cận Sách Thánh theo lối Thư Quy

                                                                PHẦN THỨ BA

VIỆC GIẢI THÍCH LỜI THIÊN CHÚA VÀ NHỮNG THÁCH ĐỐ

1. Dẫn nhập

2. Thách đố thứ nhất: Những vấn nạn liên quan đến lịch sử

2.1. Các câu chuyện về ông Ápraham (Sáng thế)

2.2. Vượt qua Biển Đỏ (Xuất hành 14)

2.3. Sách Tôbia và sách Giôna

2.4. Các trình thuật Tin Mừng thơ ấu

2.5. Các thuật trình phép lạ 286

2.6. Các trình thuật về cuộc phục sinh

3. Thách đố thứ hai: Những vấn nạn liên quan đến luân lý và xã hội

3.1. Bạo lực trong Kinh Thánh

3.2. Vị thế xã hội của người phụ nữ

4. Kết luận

4.1. Tổng hợp vắn tắt

4.2. Một vài hệ luận giúp đọc Kinh Thánh

KẾT LUẬN TỔNG QUÁT  

1. Xuất xứ thần linh của các văn phẩm Kinh Thánh

2. Chân lý của Sách Thánh

3. Việc giải thích những trang phức tạp của Kinh Thánh

Bản tra mục sách Thánh  













Đăng nhận xét

0 Nhận xét